Quy trình sản xuất chè xanh

Giới thiệu

hè khô là sản phẩm được coi là nước uống quốc dân của nước ta vì vừa thơm ngon dễ uống, lại giúp tỉnh táo, giảm mệt mỏi mà lại rất rẻ phù hợp uống hàng ngày. Chè khô thì được chế biến từ những lá chè xanh, tuy nhân cần phải có quy trình sản xuất chè xanh đúng kỹ thuật để trà không bị chát và đắng. Vậy hãy cùng tìm hiểu ngay về cách chế biến này nhé!

Quy trình chế biến chè xanh truyền thống

Khi máy móc chưa phát triển thì các hộ gia đình, cơ sở sản xuất thường chế biến chè xanh theo các truyền thống tại nhà như sau:

Nguyên liệu

  • Nguyên liệu trong sản xuất trà là những búp chè non gồm 1 tôm và hai hoặc 3 lá non (chất lượng nhất vẫn là 2 lá). Phải chọn nguyên liệu như thế này bởi vì dựa vào hàm lượng tanin trong lá chè ở thời điểm này là phù hợp nhất. Nếu chọn lá già hơn chè khô khi uống sẽ bị chát và đắng. 
  • Lá chọn có màu lục nhạt hoặc sẫm tùy thuộc vào mùa vụ. Lá dài tầm từ 4-15cm và rộng từ 2-5cm.
  • Việc thu hoạch diễn ra bằng tay và thu hoạch diễn ra từ 1-2 tuần tùy thuộc vào mùa vụ.

Vò chè có tác dụng gì?

Vò chè để làm gì?

Tác dụng của vò chè: Phá vỡ một số tế bào để chất tanin bị oxi hóa từ đó giúp giảm chát cho chè xanh và làm xoắn búp trà lại theo yêu cầu thị trường. Yêu cầu độ dập tế bào là khoảng 45%, độ ẩm không khí 90%, nhiệt độ 22-24 độ C, vò 2 lần mỗi lần 30-45 phút.

Vò chè là công đoạn thứ mấy?

Theo kinh nghiệm làm chè khô vò chè là giai đoạn thứ hai ngay sao quá trình sao chè.

Cách vò chè xanh

  • Theo cách làm truyền thống sẽ cho chè vào túi vải rồi vò bằng tay. Tuy nhiên cách làm này sẽ cho năng suất ít và phụ thuộc vào trình độ kinh nghiệm của nghệ chân chè vừa đủ lực để độ dập và độ xoăn đạt yêu cầu.
  • Chè sau khi được vò được loại qua khỏi lưới sàng đủ tiêu chuẩn về kích thước và độ giập tế bào sẽ đem rải vào các khoảng lớp dày tầm 5cm để đem sang quá trình diệt men.

Giai đoạn diệt men, sao chè

Sao chè hay xao chè

Theo cách gọi chính xác là “sao chè”: Đây là giai đoạn dùng nhiệt độ cao để hủy quá trình lên men của lá chè, nhờ đó các tế bào diệp lục không bị enzyme phá hủy, chè khi pha vẫn giữ được màu xanh tự nhiên vốn có.

Sao chè ngon nhằm mục đích gì?

Đây cũng là giai đoạn quyết định đến chất lượng chè: quá trình diệt men phải triệt để, tăng cường sản xuất nhiệt để giữ được nước trà xanh tươi, vị đượm ngọt và giữ được hương thơm đặc trưng.

Sao chè thủ công – Lò sao chè

  • Theo cách truyền thống ta sẽ chần trà trong nước sôi, hấp trà bằng hơi nước bão hòa ở điều kiện áp suất thích hợp. Sau đó sao chè ở trong thiết bị thích hợp như lò sao chè, chảo gang hoặc thiết bị sử dụng không khí nóng.
  • Cách làm sao chè truyền thống này hiện nay không còn áp dụng nhiều bởi mất thời gian và nhiều công đoạn cho năng suất thấp. Phương pháp này hiện nay chỉ thích hợp nếu bạn tự làm tại nhà sử dụng.

Giai đoạn sấy chè

  • Mục đích: Làm khô trà xuống khoảng 3-5% giúp bảo quản chè được lâu hơn. Sấy cũng giúp chè thơm hơn và tạo ra mùi vị đặc trưng cho chè.
  • Cách tiến hành sấy: Nhiệt độ sấy từ 95-105 độ C, sấy trong vòng 30-40 phút. 
  • Tiêu chuẩn: chè sau sấy phải có mùi thơm mạnh không có mùi cao lửa, khê cháy và độ ẩm phải còn từ 3-5%.

Phân loại

  • Sau khi sấy khô để nguội ta tiến hành phân loại và đóng gói luôn để chè không bị mất hương thơm.
  • Tùy thuộc vào chất lượng của chè sẽ được phân loại thích hợp những loại chè khô không đạt yêu cầu sẽ đem đi chuyển hóa tiếp thành chè đen để sản xuất trà túi lọc.

Đóng thùng và bảo quản

  • Với chè khô cần bảo quản trong thời gian ngắn thì đóng gói trong 2 lớp giấy ( 1 lớp lót bên trong và một lớp bên ngoài là nhãn hiệu)
  • Với trà cần bảo quản thời gian dài thì bảo quản trong 3 lớp giấy (hai lớp giấy thường và 1 lớp giấy kim loại ở giữa) đựng trong thùng có nắp kín, nẹp thiếc và đóng đinh chặt. 

Xem thêm: Máy đóng gói trà túi lọc

Máy đóng gói trà túi lọc có tem chỉ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *