Phân biệt các loại trà

Trải qua hàng ngàn năm hình thành và phát triển, nền văn minh trà đạo đã dần trở thành một xu hướng thời thượng được vô số tín đồ theo đuổi. Để giúp bạn thêm vững bước trên hành trình khám phá, một số kiến thức tổng quan để phân biệt các loại trà cơ bản mà ai cũng nên nắm vững.

Nguồn gốc các loại trà

Đối với con người hiện đại, trà chính là đại diện cho một khía cạnh văn hóa hết sức lâu đời của nhân loại. Trường tồn qua nhiều thế kỷ, ấy vậy mà trà vẫn giữ được cho mình một sức hút vô cùng mạnh mẽ, biểu trưng cho đời sống thưởng thức ngày càng được đánh giá cao. Không ai rõ trà lần đầu xuất hiện trên trái đất từ khi nào, chỉ biết rằng giống cây này vốn khởi nguồn từ châu Á – cụ thể là vùng đất Trung Hoa rộng lớn.

Phân biệt các loại trà qua quy trình chế biến 

Để tạo nên những loại trà thành phẩm chất lượng, những búp/lá trà tươi ngon sẽ được thu hái và tuyển chọn kỹ càng trước khi mang đi chế biến. Thông thường, quy trình chế biến trà cơ bản sẽ bao gồm các bước: thu hoạch => phơi/xào (làm héo) => vò trà => oxy hóa => sấy khô.

Cách phân biệt các loại trà phổ biến hiện nay

Trà Trắng

  • Trà trắng là trà còn nguyên vẹn, có lớp lông mao trắng bao phủ trên bề mặt.
  • Nước trà có màu xanh rất nhạt và gần như trong suốt.
  • Hương thơm thanh nhẹ, dịu dàng kết hợp với vị trà “vừa đủ”, khiến người thưởng thức không thể nào quên được.
  • Một số loại trà trắng: trà trắng cổ thụ, trà trắng búp non, trà trắng Paimutan,…

Trà Vàng 

  • Búp trà còn nguyên vẹn, dạng búp, cứng cáp, mặt trong búp trà có màu vàng nhạt trong khi bên ngoài phủ lớp lông tơ dày, mịn. Nước trà có màu vàng nhạt, trong suốt.
  • Trà vàng mang hương vị thiên nhiên tinh tế, lắng đọng và “trưởng thành” hơn tất thảy. Nếm kĩ sẽ thấy mùi hương hoa cỏ quyện lẫn, mùi vị trong trẻo giúp thư giãn vô cùng hiệu quả.
  • Một số loại trà vàng: trà vàng Quân Sơn Ngân Châm, trà vàng Hồ Nam, Chiết Giang, Tứ Xuyên,…

Trà Xanh

  • Trà xanh thuần: Hình dạng lá trà xanh thuần thì dài/dẹt, vo xoắn, dạng viên. Nước trà có màu từ vàng sáng đến vàng cam đậm. Vị trà chát nhẹ, hậu ngọt, hương thơm thanh khiết, quyện lẫn hương hoa cỏ tự nhiên.
  • Trà xanh ướp hương: Là loại trà còn nguyên vẹn, màu xanh đậm. Không oxy hóa, thay vào đó kết hợp trực tiếp với các loại hoa tươi và ứng dụng phương pháp sao diệt men hiện đại. Vị trà đậm nhưng thanh khiết, hậu trà tương đối ngọt, thơm mùi hương hoa tự nhiên nồng đượm.
  • Một số loại trà xanh thuần và trà xanh ướp hương: Trà xanh Sencha, trà xanh hấp, matcha,… Trà xanh ướp lài, trà xanh ướp hoa sen,…

Trà Ô Long

  • Trà Ô Long có dạng viên tròn, màu đậm, khi pha với nước sôi sẽ nở ra để lộ rõ hình dạng lá trà nguyên vẹn. 
  • Nước trà có màu vàng sáng – vàng xanh, ít cặn, vị trà chát nhẹ, hậu trà thanh và ngọt dịu.
  • Một số loại trà ô long: trà Đinh Thúy Ngọc, trà Kim Tuyên, trà Đông Phương Mỹ Nhân, ô long lài,…

Hồng Trà 

  • Mức độ Oxy hóa của Hồng trà là 80 – 95%
  • Lá trà màu nâu đen, còn nguyên vẹn, nước trà có màu đỏ cam – nâu đỏ, vị chát khá đậm, hậu ngọt và thanh hơn trà đen, phảng phất hương hoa quả nhiệt đới cuốn hút.
  • Một số loại hồng trà: hồng trà Tam Đường, hồng trà cổ thụ Red Shan, hồng trà Nam Phi,…

Trà Đen 

  • Lá trà đen có màu nâu đỏ đậm, dạng lá nguyên hoặc xay nhuyễn. 
  • Vị đậm, hậu trà ít ngọt hơn hồng trà, hương thơm nồng nàn, hòa quyện giữa mùi khói rang và trái cây chín quyến rũ.
  • Một số loại trà đen: trà đen OP, trà đen CTC, trà đen bạc hà, trà đen hoa hồng, trà đen Ceylon,…

Trà phổ nhĩ

  • Trà được hấp và ép thành từng bánh (hình vuông, tròn, chữ nhật) trước khi mang đi lên men. Nước trà màu nâu đỏ đậm, trong và ít cặn.
  • Trà có vị đắng chát đặc trưng, càng để lâu thì hương vị càng đậm đà và lôi cuốn.
  • Một số loại trà phổ nhĩ: phổ nhĩ chín (lên men từ 45 – 65 ngày) và phổ nhĩ sống (lên men trong vài chục năm, để càng lâu càng ngon),…

Trà thảo mộc

  • Là dòng trà được chế biến từ một bộ phận bất kỳ (thân, hoa, lá, rễ, củ,…) của những loại cây cỏ tự nhiên. Nước trà trong, màu sắc tùy thuộc vào sắc tố của nguyên liệu tạo nên.
  • Hương vị dịu dàng, thanh nhẹ, hậu ngọt và thoảng mùi hoa cỏ dễ chịu, giúp thư giãn vô cùng hiệu quả.
  • Một số loại trà thảo mộc: trà hoa đậu biếc, trà hoa lưu ly, trà hoa cúc trắng – vàng, trà hoa rum, trà hoa chi bản,…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *