Quy trình sản xuất trà túi lọc atiso

Giới thiệu

Trà hoa atiso là một loại sản phẩm rất được yêu thích hiện nay bởi hương vị tuyệt vời mà nó mang đến cho người thưởng thức. Tuy nhiên để có được sản phẩm trà hoa atiso chất lượng thì nó phải trải qua quy trình sản xuất trà túi lọc atiso khá phức tạp với công nghệ hiện đại và khép kín.

Quy trình sản xuất trà túi lọc atiso

Bước 1: Làm héo

Hoa atisô là nguyên liệu sau khi thu hái về có chứa nhiều nước. Nếu đem tiến hành ngay thì atisô sẽ bị nát, nước thoát ra mang theo một số chất hòa tan làm ảnh hưởng đến chất lượng trà thành phẩm. Do đó, việc đầu tiên là cần phải làm héo để cho lượng nước trong hoa atiso bay hơi bớt để nguyên liệu trở nên mềm và dẻo dai hơn. Ngoài ra, do lượng nước giảm đi mà hàm lượng chất khô trong trà hoa atiso trở nên đậm đặc hơn, hương vị sẽ thơm hơn rất nhiều.

Bước 2: Vò và lên men atiso

Vò để làm dập các tổ chức tế bào, các mô làm cho thành phần trong hoa atiso thoát ra bề mặt, để sau khi sấy các dịch bào sẽ bám lên bề mặt nguyên liệu làm cho trà óng ánh hơn và dễ dàng hòa tan vào nước pha, tạo ra hương vị đặc trưng của trà hoa atiso.

Vò làm cho lá bị cuộn lại, tạo hình dáng đẹp, giảm thể tích, dễ dàng cho việc vận chuyển và bảo quản. Đồng thời quá trình lên men xảy ra làm cho atiso mất đi màu xanh và vị hăng, có mùi thơm dịu, không còn vị chát

Bước 3: Sấy khô

Khi atiso đã được lên men đúng mức trong quá trình vò, phải cần tạm ngưng hoạt động của các enzyme để chất lượng sản phẩm ở mức tốt nhất, thường thì người ta sử dụng nhiệt độ để sấy khô bán thành phẩm.

Đồng thời quá trình sấy khô làm giảm độ ẩm của atiso lên men để thuận lợi cho việc bảo quản trà hoa atiso.

Bước 4: Phân loại, đóng gói.

Sau khi sấy xong atiso được phân loại để thành những sản phẩm có chất lượng tốt, xấu khác nhau, chủ yếu là về kích thước, hình dáng. Ngoài ra phân loại còn nhằm mục đích loại trừ các tạp chất lẫn vào trong quá trình chế biến.

Sau khi phân loại, người ta tiến hành trộn những phần đã phân loại ra theo một tỉ lệ nhất định theo yêu cầu của khách hàng hoặc theo tiêu chí của nhà máy. Thường thì trộn trà cánh với trà mảnh, còn trà vụn thì đem sản xuất thành trà hòa tan. Để bảo quản thành phẩm, trà hoa atiso được đóng vào túi lọc hoặc vào hộp.

Quy trình sản xuất trà

Giới thiệu

Trà là sản phẩm có hàm lượng tanin gần như không thay đổi trong quá trình chế biến. Do đó nếu hàm lượng tanin trong trà có hàm lượng cao thì trà sẽ chát và đắng. Vì vậy ta phải chọn thời điểm phù hợp để thu hoạch nguyên liệu cho sản xuất chế biến trà. Cùng tìm hiểu các quy trình sản xuất trà nhé!!!

Các quy trình sản xuất trà

BƯỚC 1: HÁI TRÀ

Trà được sản xuất từ những lá chè hay nụ chè còn tươi non. Sự nguyên vẹn của lá chè là rất quan trọng đối với chất lượng sản phẩm lá trà.

BƯỚC 2: PHƠI KHÔ

Trải qua khoảng 6 tới 18 giờ cẩn thận phơi khô lá trà làm cho mỗi lá trà mềm mại và dịu nhẹ, Hoạt tính catechin trong lá trà cũng được tăng cường đáng kể.

BƯỚC 3: LÊN MEN

Lá trà chứa rất nhiều en-zim. Các en-zim sẽ quyết định màu sắc, mùi thơm và hương vị của nước trà trong quá trình pha trà.

BƯỚC 4: TIỆT TRÙNG

Mục đích của việc tiệt trùng là để chấm dứt sự héo úa và lên men của lá trà, để loại bỏ hoạt tính của các en-zim trong lá trà và ngăn chặn sự lên men.

BƯỚC 5: ÉP

Lực ép của cán lăn làm cho chất nước trong lá chè bị ép ra khỏi lá và dính liền với lá trà, sẽ làm thành nước cốt trà để nhanh chóng hòa tan trong nước nóng.

BƯỚC 6: SAO KHÔ

Sử dụng nhiệt độ cao để phá hủy các en-zim trong lá chè để nhằm ngăn cản sự suy giảm chất lượng.

BƯỚC 7: CHỌN LỌC

Thông qua chọn lọc và phân loại kĩ càng: chọn lọc, cắt, loại bỏ cành, cắt và sàng lọc, chất lượng của trà sẽ trở nên đồng nhất hơn.

BƯỚC 8: SAO CHÈ

Sau quá trình sao chè từ từ, qua phản ứng Maillard sẽ tạo nên hương thơm đặc trưng và mùi vị của lá trà khô.

BƯỚC 9: ƯỚP HƯƠNG

Sau quá trình sao chè từ từ, qua phản ứng Maillard sẽ tạo nên hương thơm đặc trưng và mùi vị của lá trà khô.

BƯỚC 10: ĐÓNG GÓI

Các hãng khác trong ngành này thường sử dụng túi nhựa để đựng trà, trong khi đó Ding Tea tiến hành sử dụng quy trình đóng gói chân không để đảm bảo chất lượng và sức khỏe của khách hàng.

Quy trình sản xuất, gia công trà túi lọc

Giới thiệu

Quy trình sản xuất, gia công trà túi lọc hiện nay đang là một nhu cầu rất thiết thực cho rất nhiều đơn vị muốn đưa sản phẩm ra thị trường bởi lẽ trà túi lọc là một sản phẩm vô cùng tiện lợi trong cuộc sống hiện đại. Trà túi lọc tiết kiệm được thời gian, gọn nhẹ khi pha trà mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ, vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính vì vậy, thay bằng những tách trà truyền thống, nhiều doanh nghiệp, cá nhân đã đưa sản phẩm trà túi lọc để sử dụng hằng ngày

Quy trình sản xuất, gia công trà túi lọc

Bước 1: Tập hợp nguyên liệu và trộn nguyên liệu

Nguyên liệu để sản xuất trà túi lọc có thể là: trà đen, trà xanh, các loại thảo dược… Với kinh nghiệm 10 năm trong sản xuất trà túi lọc, chúng tôi có thể tư vấn tốt cho các quý vị về thành phần để tạo ra sản phẩm chất lượng.

Nguyên liệu khi tập hợp về kho của chúng tôi sẽ được bảo quản cẩn thận, tránh ẩm mốc. Trà khi sấy khô rất dễ hút ẩm, vì vậy, nếu không bảo quản tốt sẽ gây ẩm mốc và làm thời hạn sử dụng ngắn đi.

Sau khi đã tập hợp nguyên liệu, chúng tôi sẽ tiến hành trộn đều nguyên liệu bằng máy trộn dược liệu, đảm bảo cho nguyên liệu được phối trộn đúng tỷ lệ và đều.

Bước 2: Sấy trà

Sấy trà trước khi đóng gói cũng là một bước rất quan trọng. Sấy trà để đảm bảo trà khô, loại bỏ độ ẩm để trà được bảo quản một cách tự nhiên. Chúng tôi có hệ thống các tủ sấy được đặt trong phòng kín có hút ẩm và điều hòa nhiệt độ. Giúp nhiệt độ và độ ẩm luôn ổn định.

Bước 3: Nghiền nguyên liệu

Sau khi nhận nguyên liệu thô, sấy trà, trước khi sản xuất, chúng tôi sẽ nghiền nguyên liệu theo tiêu chuẩn để đảm bảo nguyên liệu khi đưa vào túi lọc không được mịn quá và cũng không được thô quá. Như vậy, sẽ đảm bảo được chất lượng của trà khi đóng gói.

Bước 4: Đóng gói trà túi lọc

Với hệ thống đóng gói trà tự động, nguyên liệu sẽ được đưa vào máy đóng gói trà được đặt trong lồng kính và phòng kín luôn đạt đủ tiêu chuẩn về độ ẩm, nhiệt độ. Trà sẽ được máy đóng gói định lượng từ 1.5gr đến 3gr theo yêu cầu của quý khách. Công đoạn luồn chỉ, đính tem trà cũng được máy tự động đưa vào theo lập trình sẵn.

Các công đoạn đóng gói sẽ hoàn toàn tự động cho đến khi cho ra sản phẩm cuối cùng.

Bước 5: Đóng hộp thành phẩm

Sản phẩm sau khi sản xuất sẽ được chúng tôi đóng gói lại và vận chuyển cho quý khách theo yêu cầu. Quý khách có thể co màng sản phẩm tại nhà máy của chúng tôi và được vận chuyển thành phẩm hoặc bán thành phẩm theo yêu cầu.

Với dây chuyền hiện đại và nhiều năm kinh nghiệm sản xuất, chúng tôi tự hào là một trong những đơn vị dẫn đầu về sản xuất, gia công trà túi lọc.

Tìm hiểu về trà túi lọc và các công đoạn sản xuất trà túi lọc

Giới thiệu

Để thưởng thức một ấm trà ngon ngoài việc có trà ngon còn phải phụ thuộc vào yếu tố là bộ ấm chén đầy đủ. Tuy nhiên, cuộc sống ngày càng bận rộn khiến người dùng rất khó để thưởng thức một ấm trà đúng chuẩn. Vậy nên trà túi lọc là sự lựa chọn tối ưu dành cho những người bận rộn.

Hầu hết các loại thảo dược sạch sẽ được cho vào quy trình chế biến sấy khô bằng nhiệt. Sau khi chế biến xong sẽ được nghiền nhỏ và cho vào máy đóng gói trà túi lọc để đóng gói ở dạng giấy túi lọc. Trà túi lọc là một loại trà dạng gói, mục đích giúp việc uống trà nhanh chóng thuận tiện, tiết kiệm thời gian hơn. Cùng tìm hiểu về trà túi lọc và các công đoạn sản xuất trà túi lọc nhé!

Trà túi lọc là gì?

Trà túi lọc là dạng trà đã được làm khô, nghiền nhuyễn và đựng trong túi khử trùng. Trà túi lọc có rất nhiều loại và có rất nhiều hương vị. Đáp ứng hầu hết nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng

Các công đoạn sản xuất trà túi lọc

Thu hoạch: Đối với những loại trà khác nhau sẽ có những thời vụ thu hoạch khác nhau. Ví dụ như cây chè Shan tuyết 3 tháng mới thu hoạch 1 lần. Thời điểm cho vị và hương tốt nhất là vụ Đông, Xuân. Còn đối với những loại trà hương lại phụ thuộc vào loại hoa để ướp hương.Ví dụ như hoa nhài thường rất thơm, đẹp vào buổi sáng, hay hoa sen chỉ có mùa, đòi hỏi phải thu hoạch vào thời gian đó.

Làm héo: Đây là công đoạn khá quan trọng trong sản xuất chè. Mục đích của quá trình này là làm thay đổi thành phần hóa học và tính chất vật lý của lá chè nhằm tạo điều kiện cho quá trình chế biến được dễ dàng hơn. Quá trình làm héo này sẽ khiến độ ẩm của lá chè hạ xuống từ 75-78% còn 61-62%.

Cắt – vò – nghiền: Đây là công đoạn với mục đích tăng độ dập tế bào của lá chè, hoa sẽ làm cho toàn bộ khối chè, hoa này sẽ được lên men một cách đồng đều hơn. Với công đoạn này chè sẽ đảm bảo được hương vị, màu sắc đặc trưng hơn.

Sàng: Sau công đoạn trên chè sẽ được sàng trong những thiết bị thùng quay. Công đoạn này sẽ cho ra kích thước của lá chè khoảng 1,4mm.

Lên men: Đây là giai đoạn hoành thành các quá trình oxy hóa và chuyển hóa các chất ở các giai đoạn trước để các khối chè này được lên men đồng đều hơn.

Sấy khô: Giai đoạn này toàn bộ chè và hoa được sấy khô bằng máy sấy băng tải, sau đó chuyển qua máy sấy tầng sôi

Ướp hương: Túi trà thơm hay không phụ thuộc vào công đoạn này, giai đoạn ướp hương làm cho túi trà dậy mùi hương giúp tinh thần người uống được phấn chấn hơn.

Đóng gói: Trà được chế biến các công đoạn trên được đóng gói vào các túi đựng trà. Loại túi này được sử dugnj chuyên biệt cho loại trà túi lọc, có sẵn cả dây để nhúng vào nước sôi.

Công nghệ sản xuất trà túi lọc

Giới thiệu

Ngày nay, thực phẩm chức năng dạng trà túi lọc đang trở nên rất phổ biến. Những tách trà thơm ngon, chất lượng dễ dàng chinh phục được những vị khách hàng khó tính nhất. Mời bạn cùng tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất trà túi lọc cũng như các máy móc cần thiết khi gia công sản xuất trà túi lọc nhé!

công nghệ sản xuất trà túi lọc

Thu hoạch: Đây là bước khởi đầu quan trọng, cần tính toán chính xác thời điểm thu hái để có được các sản phẩm trà với chất lượng tốt nhất.

Làm héo: Đây là công đoạn cần thiết cho quá trình lên men ở những bước tiếp theo.

Cắt – vò – nghiền: Đây là công đoạn làm tăng độ dập cho toàn bộ khối lá, hoa tạo điều kiện cho khối trà lên men đồng đều trong cùng điều kiện sản xuất và thời gian.

+ Để khắc phục vấn đề trên, một số thực phẩm chức năng dạng trà túi lọc sẽ được bào chế bằng phương pháp chiết xuất trước. Quy trình này sẽ chia dược liệu làm 2 phần: phần lớn được cho vào nấu thành cao, phần dược liệu còn lại được nghiền nhỏ để dùng làm chất mang. Sau đó phối trộn cao với chất mang, rồi bào chế thành dạng cốm trước khi đóng gói cho vào túi lọc. Với cách bào chế này, chỉ cần 3-5 phút có thể chiết xuất hết các hoạt chất có trong trà.

Đóng gói: Trà được đóng gói vào túi đựng trà đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, có sẵn cả dây chỉ trà để tiện nhúng vào nước sôi.

Máy móc thiết bị dùng trong công nghệ gia công trà túi lọc

Máy móc thiết bị là yếu tố tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất của bất kỳ dạng bào chế thực phẩm chức năng nào, kể cả dạng gia công trà túi lọc. Một số loại máy đóng gói trà có thể kể đến như máy đóng gói thủ công, máy đóng gói mini, máy đóng gói tam giác, máy đóng gói hút chân không…Mỗi loại có những đặc điểm, tính năng và công dụng khác nhau:

  • Máy đóng gói trà túi lọc thủ công: loại máy này được sử dụng khá phổ biến trong các xưởng sản xuất trà ở Việt Nam. Công dụng của loại máy này là đóng được đa dạng các loại sản phẩm như: trà, muối, đường…
  • Máy đóng trà túi lọc mini: loại máy này phù hợp với các xưởng sản xuất quy mô vừa và nhỏ, các phòng nghiên cứu, thí nghiệm. máy cùng loại với dòng máy thủ công, được thiết kế cân giúp định lượng sản phẩm ngay trong khâu đóng gói và máy tạo túi khá đơn giản.
  • Máy đóng trà tùi lọc tam giác: tên của loại này cũng nói lên công dụng của nó. Máy tạo ra các sản phẩm trà túi lọc hình tam giác phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
  • Máy đóng gói trà túi lọc hút chân không: Hiện nay, máy đang rất được ưa chuộng ở thị trường Việt Nam. Công dụng của loại máy này là hút hết khí trong các bao bì đóng gói trà túi lọc giúp loại trừ, ngăn chặn ẩm mốc và vi khuản xâm nhập vào tà, giữ nguyên hương vị ban đầu của sản phẩm.

Các công đoạn sản xuất trà túi lọc

Giới thiệu

Trà túi lọc là một sản phẩm không còn xa lạ đối với người tiêu dùng hiện nay. Với nhịp sống bận rộn và tính chất công việc thay đổi nên sự nhanh chóng tiện lợi được đề cao khiến cho những gói trà túi lọc ngày càng trở nên phổ biến hơn. Nắm bắt xu hướng tâm lý này, các thương hiệu F&B phát triển nhiều công thức trà, trà pha sẵn và trà túi lọc đóng gói. Hãy cùng tìm hiểu về các công đoạn sản xuất trà túi lọc ở bài viết dưới đây. 

Các Công đoạn sản xuất trà túi lọc cầu kỳ và chất lượng

Quy trình làm trà túi lọc không hề đơn giản và dễ dàng, đó là cả một quá trình với rất nhiều công đoạn sản xuất cẩn thận:

Thu hoạch trà

Mỗi loại trà khác nhau sẽ có thời gian thu hoạch khác nhau, những lá trà được trồng ở những điều kiện khí hậu, đất đai khác nhau cũng sẽ có độ tươi, hương thơm không giống nhau. Chính vì vậy, những người nghiên cứu quy trình sản xuất trà túi lọc cần phải tìm hiểu kĩ càng những đặc điểm riêng của từng loại trà để có thể lựa chọn được những lá trà tươi mới nhất. 

Bên cạnh đó, đối với trà làm từ nguyên liệu hoa như trong quy trình sản xuất trà hoa cúc thì những bông hoa cũng cần được lựa chọn cẩn thận.

Để tạo ra những tách trà thơm ngon thì việc chọn nguyên liệu là vô cùng quan trọng

Làm héo lá trà

Những lá trà sau khi được hái xuống thì sẽ tới bước làm héo. Nghe có vẻ kỳ lạ nhưng đây là một công đoạn không thể thiếu trong quy trình làm trà túi lọc đấy. Mục đích của việc này là làm giảm độ ẩm của lá trà để lá có thể được chế biến dễ dàng hơn. Có 2 phương pháp làm héo thông thường là: làm héo trà tự nhiên bằng cách phơi nắng hoặc làm héo trà nhân tạo bằng nhiệt.

Lá trà được phơi dưới ánh nắng tự nhiên để héo đi 

Nghiền nhỏ lá trà

Lá trà sẽ được làm dập, cắt nhỏ ra để giúp cho tất cả lá sẽ được lên men một cách đồng đều hơn. Sau đó, trà được đưa vào các thùng quay để thực hiện công đoạn sàng lá trà.

Lên men

Giai đoạn này giúp thúc đẩy sự oxy hoá, các quá trình thuỷ phân và chuyển hóa chất ở trà để tạo nên độ thơm đặc trưng của nó.

Xào trà

Xào trà là bước quan trọng, đặc biệt là với quy trình sản xuất trà xanh bởi nó sẽ giúp trà giữ màu nước xanh tươi, giảm độ ẩm của trà, diệt men nhánh chóng.

Xào trà để giảm độ ẩm và tránh làm mốc trà trong các bước xử lý tiếp theo 

Vò chuông

Cho trà vào máy xoay tự động để vò trà, giúp các tinh chất ngấm đều lá trà và giúp cho việc tạo hình dễ dàng hơn.  

Tạo hình

Trà được sấy nóng, đánh tơi, tạo dáng dạng viên ở giai đoạn này. Như sau khi quy trình sản xuất trà ô long hoàn tất, chúng ta sẽ thường thấy hình dáng trà sẽ có dạng vo tròn hình viên đặc trưng.

Sấy khô và ướp hương

Toàn bộ trà được sấy khô bằng máy sấy sau đó ướp hương đặc trưng giúp trà thơm hơn và thu hút hơn.

Đóng gói thành phẩm

Trà được đóng gói vào các túi nhỏ rồi xếp vào các hộp lớn để đưa ra thị trường tới tay người tiêu dùng.

Quy trình sản xuất trà xanh túi lọc

Giới thiệu

Trà xanh là đồ uống dân dã quen thuộc với người Việt Nam, mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cùng với tác dụng giúp bạn tỉnh táo, giảm stress, giúp ngăn chặn và chữa trị nhiều bệnh hiểm nghèo như ung thư, tiểu đường, hay răng miệng thì trà xanh còn có tác dụng không nhỏ trong việc giữ gìn sắc đẹp cho chị em phụ nữ.

Vậy quy trình sản xuất trà xanh túi lọc thế nào? Chúng ta cùng đọc bài viết dưới đây nhé!

Quy trình sản xuất trà xanh túi lọc

Nguyên liệu: 

Tuyển chọn những búp chè càng non càng tốt.

Làm héo: 

Với mục đích là tạo thời gian cần thiết để tạo ra sự chuyển hóa các chất cần thết trong lá chè.

Các chỉ tiêu chè héo cần đạt được:

  • Có mùi thơm để chịu, giảm hăng, xanh.
  • Màu của chè chuyển sang xanh xám bóng.
  • Nắm chè thấy ráp tay và rời ra từ từ.

Lên men: 

Đây là quá trình đình chỉ hoạt động của các enzym có trong nguyên liệu để không tạo ra sự bến đổi các chất dưới tác dụng của enzym, sự biến đổi các chất chỉ xảy ra dưới tác dụng của nhiệt và ẩm. Ngoài ra giai đoạn này cũng chuẩn bị các tính chất cơ lý của búp chè cho phù hợp yêu cầu của giai đoạn sau này.

Cắt – vò nghiền, sàng: 

Quá trình này là để tăng độ dập tế bào của lá chè làm cho toàn bộ khối chè được lên men đồng điều cùng một lúc ở cùng các điều kiện, thời gian như nhau, nhờ đó chè có tính đặc trưng nổi bật về hương vị và màu sắc của nước pha, tác dụng chính là tạo sự đồng đều cho lá chè sau khi lên men.

Quá trình Ủ 

Là quá trình tận dụng nhiệt và ẩm có sẳn trong quá trình chế biến để chuyển hóa vị chè tăng cường màu sắc và hương thơm cho chè sản phẩm. Nếu ủ chè trong điều kiện khối chè có thủy phần cao phải chú ý theo dỏi khống chế thời gian ủ. Nói chung nếu ủ chè sau khi vò, chưa qua sấy sơ bộ thời qian phải khống chế trong khoảng từ 4 – 5 giờ. Nếu ủ chè trong điều kiện có thủy phần trung bình, sau khi sấy sơ bộ, thủy phần của chè từ 18 – 20% có thể kéo dài 18 – 24 giờ. Nếu ủ chè sau khi sấy lần cuối cùng thì độ ẩm còn lại của chè nên giử lại trong khoảng 9 – 10% và có thể kéo dài thời gian ủ chè từ 1 – 2 ngày.

Quá trình ủ chè trải qua các đợt như sau:

  • Sau khi vò: độ ẩm 60 – 61%, nhiệt độ của khối chè là 45 – 50oC, thời gian ủ là 2 – 3 giờ.
  • Sau khi sấy sơ bộ: độ ẩm của chè là 18 – 20%, nhiệt độ khối chè >65oC, thời gian ủ 5 – 6 giờ.
  • Sau khi sấy khô: độ ẩm của chè là 7 – 8%, nhiệt độ khối chè >65oC, thời gian ủ 8 – 12 giờ.

Quá trình sấy 

Được tiến hành qua 2 bước:

Bước 1: sấy sơ bộ làm giảm độ ẩm của chè xuống 18 – 20%, nhiệt độ 90 – 95oC, thời gian sấy là 15 phút.

Bước 2: sấy khô lợi dụng cè còn ở trạng thái nóng > 65oC, độ ẩm 7 – 8% đưa đi ủ nóng để tạo hương đặc trưng, giảm mùi hăng, nhiệt độ 80 – 85oC, thời gian sấy 15 phút. thời gian ủ 5 – 6 giờ

Ướp hương: 

Đây là quá trình góp phần quan trọng làm hương thơm của chè tăng lên mà còn do những chất thơm của nó cón có tác dụng kích thích tinh thần, bổ trợ cho tiêu hóa. Hương liệu ở đây là các loại hoa tươi như hoa nhài, hoa sen, cây cỏ ngọt … các nguyên liệu này trộn lẫn với nhau theo những tỷ lệ thích hợp rồi ướp lên chè.

Đóng gói: 

chè sau khi đã được ướp hương được chuyển qua thiết bị đóng gói. Trà được đóng gói trong túi theo công nghệ gấp hiện đại, hai ngăn làm tăng gấp đôi diện tích tiếp xúc với nước giúp quá trình trích ly khi pha chế tốt hơn. Túi lọc được làm bằng loại giấy lọc đặc biệt chuyên dùng để bao gói thực phẩm, không hàn nhiệt, có độ thẩm thấu nhanh, không ảnh hưởng tới hương vị của trà, không gây hại cho người tiên dùng.

Chất liệu túi bao ngoài là giấy polyerhylene cuộn, giữ sạch và chống thấm.Nguyên liệu giấy đóng gói, giấy bao ngoài khác nhau như: giấy/PE, Plastic/ Foil/PE, Plastic/ PE …

Quy trình sản xuất chè đen túi lọc

Quy trình sản xuất chè đen túi lọc

Quy trình chung: Nguyên liệu – làm héo – cắt – vò nghiền – sàng – lên men – sấy sơ bộ – ủ nóng – sấy khô – ướp hương – bao gói – sản phẩm.

Nguyên liệu: thu hái non hơn để đảm bảo quá trình cắt – vò – nghiền không bị xơ và tạo cục vón trong khối chè. Chọn chè búp non một tôm hai, ba lá non trên đọt chè, có thể  thu hái vào đầu, giữa hay cuối vụ, nếu hái vào giữa vụ  thì quá trình làm héo, cắt vò nghiền sẽ kỹ hơn để giảm hàm lượng tanin làm vị chè dịu hơn.

Làm héo: Mục đích quan trọng của làm héo là chuẩn bị các điều kiện sinh hóa thuận lợi cho quá trình lên men sau này, như làm héo để tăng cường hoạt tính của enzym trong lá chè, xúc tiến quá trình tăng hàm lượng chất hòa tan và tạo ra những biến đổi hóa học ban đầu có lợi cho chất lượng chè sau này. Hai mục dích trên luôn luôn phụ  thuộc vào mức độ  làm bay hơi đi một lượng nước nhất định trong lá chè. tiến hành ở mức độ nhẹ hơn so với chè đen, sau khi làm héo thủy phần của chè còn lại 67 – 69%, cao hơn héo bình thường để  tạo thuận lợi cho quá trình cắt – vò – nghiền.

Cắt – vò – nghiền: quá trình này là để tăng độ dập tế bào của lá chè làm cho toàn bộ khối chè được lên men đồng điều cùng một lúc ở cùng các điều kiện, thời gian như nhau, nhờ đó chè có tính đặc trưng nổi bật về hương vị và màu sắc của nước pha.   

Sau khi cắt   – vò – nghiền thu được khối chè keo dính lẫn xơ nên phải sàng trong máy sàng trong những thiết bị thùng quay, phần chè không lọt sàng đưa trở lại máy vò – nghiền. Nghiền trà sao cho tới vụn là được, vụn nghĩa là kích thước khoảng 1,4mm hoặc bụi nghĩa là kích thước khoảng 0,35mm nhưng tốt nhất là trà vụn hạn chế chè bụi.

Lên men: Đây cũng là giai đoạn hoàn thành các quá trình oxy hóa và chuyển hóa các chất đã được bắt đầu ở các giai đoạn trước đó để  toàn bộ khối chè được lên men đồng đều. Các quá trình trước đó mục đích là tăng cường hoạt tính của enzym tăng nồng độ các chất chuẩn bị cho các phản ứng oxy hóa lên men sau này. Vò chè thực chất là giai đoạn một của quá trình lên men, vì ngay từ lúc tế bào của lá bị vò dập men tiếp xúc với đối chất, oxi của không khí thâm nhập vào dịch ép, tất cả quá trình đó thúc đẩy quá trình oxi – ngưng tụ  các hợp  chất phenol. Còn giai đoạn lên men là sự  tiếp tục hoàn thành các quá trình phản ứng để  toàn bộ khối chè được lên men đồng đều.

Làm khô: được thực hiện qua 2 lần. Sấy lần một sấy sơ bộ ở máy sấy băng tải đến độ ẩm 25 -30% sau đó sấy khô trong máy sấy tầng sôi. Biện pháp này tránh được hiện tượng chè khô bị vón cục, tạo thuận lợi cho quá trình phân loại. Giai đoạn này tăng cường quá trình chế biến nhiệt để tiếp tục tạo ra sự chuyển hóa các chất có trong lá chè sau khi đã qua quá trình lên men. Tùy vào mức độ mà sản phẩm có màu đỏ nâu hay đỏ  sáng, vị chát đậm hay dịu, hương thơm mạnh hay dịu.

Ướp hương: đây là quá trình góp phần quan trọng làm hương thơm của chè tăng lên mà còn do những chất thơm của nó cón có tác dụng kích thích tinh thần, bổ trợ cho tiêu hóa. Hương liệu ở đây là các loại hoa tươi như hoa nhài, hoa sen, cây cỏ ngọt … các nguyên liệu này trộn lẫn với nhau theo những tỷ lệ thích hợp rồi ướp lên chè.

Đóng gói: chè sau khi đã được ướp hương được chuyển qua thiết bị đóng gói. Trà được đóng gói trong túi theo công nghệ gấp  hiện đại, hai ngăn làm tăng gấp đôi diện tích tiếp xúc với nước giúp quá trình trích ly khi pha chế  tốt hơn. Túi lọc được làm bằng loại giấy lọc đặc biệt chuyên dùng để bao gói thực phẩm, không hàn nhiệt, có độ thẩm thấu nhanh, không ảnh hưởng tới hương vị của trà, không gây hại cho người tiên dùng.

Chất liệu túi bao ngoài là giấy polyerhylene cuộn, giữ sạch và chống thấm.

Nguyên liệu giấy đóng gói, giấy bao ngoài khác nhau như: giấy/PE, Plastic/Foil/PE, Plastic/PE …

Hướng dẫn cách pha hồng trà ngon

Giới thiệu

Hồng trà là một trong những loại trà được ưa chuộng nhất hiện nay với vị thơm ngon đặc trưng. Với sự phát triển của nền ẩm thực hiện nay, hồng trà đã được chế biến và sáng tạo thành nhiều loại đồ uống hấp dẫn tuyệt vời. Bài viết sau sẽ hướng dẫn cách pha hồng trà ngon đúng điệu ngay tại nhà cho những bạn có hứng thú với loại đồ uống này.

Hướng dẫn cách pha hồng trà ngon

Hồng trà có rất nhiều loại tuy nhiên phổ biến và được ưa thích nhất hiện nay có 3 loại đó là: hồng trà đào, hồng trà sủi bọt và hồng trà lipton. Các bạn vẫn có thể thưởng thức 3 loại hồng trà này ngay tại nhà mà không phải đi ra quán chỉ với cách pha hồng trà ngon với 3 loại trên. Cùng khám phá ngay nhé!

1. Hồng trà đào

Hồng trà đào là một trong những thức uống mùa hè rất được ưa chuộng với vị thơm ngon của trà hòa quyện với vị chua ngọt của đào. Món thức uống này không chỉ có tác dụng giải nhiệt mà cách làm hồng trà đào cũng rất đơn giản.

Nguyên liệu

  • 50gr hồng trà
  • 20ml syrup đào
  • 20ml syrup chanh
  • Đào ngâm
  • Đá viên

Cách làm

Bước 1: Đun sôi 100ml và ủ 50gr hồng trà trong vòng 10 phút. Sau khi ủ, lọc riêng bã trà và cốt trà, pha thêm 400ml nước vào cốt trà để có lượng trà vừa đủ. Bước ủ hồng trà là rất quan trọng, đây là một trong những bí quyết để có cách pha hồng trà ngon nhé.

Bước 2: Cho 80ml nước trà, 20ml syrup đào, 20ml syrup chanh và đá viên vào bình lắc. Lắc đều tay để các nguyên liệu hòa trộn vào nhau.

Bước 3: Thêm 1 – 2 miếng đào vào ly để trang trí và giúp ly trà đậm vị hơn.

2. Hồng trà sủi bọt

Hồng trà sủi bọt là một loại đồ uống hiện đại được rất nhiều bạn trẻ ưa thích hiện nay. Hương vị mới lạ và hấp dẫn của món thức uống này khiến tất cả mọi người không thể cưỡng lại. Tuy nhiên, để thực hiện đúng cách làm hồng trà sủi bọt, bạn cần trải qua các bước khá phức tạp. Dưới đây là chi tiết cách pha hồng trà ngon nhé.

Nguyên liệu

  • 40gr hồng trà
  • Đường tinh luyện
  • Đá viên
  • Các loại thạch

Cách làm

Bước 1: Ủ 40gr trà với 1000ml nước nóng đun sôi trong 10 – 15 phút. Lọc bã trà và để nguội. Bí quyết để có cách pha hồng trà ngon là ở đây đó. Các bạn lưu ý nhé.

Bước 2: Cho thêm đường vào trà tùy theo khẩu vị, khuấy đều cho đến khi tan đường.

Bước 3: Cho trà đã thêm đường cùng đá vào bình lắc, lắc mạnh tay cho đến khi xuất hiện sủi bọt như mong muốn.

Bước 4: Đổ trà ra cốc, cho vào trà các loại thạch theo sở thích.

Hồng trà sữa bằng trà lipton

Hồng trà sữa là loại thức uống rất được yêu thích nhờ hương vị thơm ngon đặc biệt cùng nhiều biến tấu độc đáo. Cách làm hồng trà sữa bằng trà lipton sau là cách đơn giản và thuận tiện nhất để có được một ly hồng trà sữa hấp dẫn. Xem làm thế nào để có cách pha hồng trà ngon nhé.

Nguyên liệu

  • 2 túi trà lipton
  • Sữa đặc
  • Đường
  • Các loại thạch

Cách làm

Bước 1: Đun sôi 300ml nước, cho trà túi lọc vào trong khoảng 30 phút, sau đó rút túi lọc ra và để nguội.

Bước 2: Cho sữa và đường vào trà theo khẩu vị của bản thân, khuấy đều cho đến khi trà chuyển màu.

Bước 3: Đồ trà sữa vào ly, cho thêm thạch và đá vào theo sở thích.

Những đồ uống từ hồng trà đều có hương vị thơm ngon, mát lạnh và hấp dẫn tất cả mọi người. Đây hứa hẹn là những món thức uống hot trong thời tiết hè, giúp tăng doanh thu cho cửa hàng. Hy vọng những cách pha hồng trà ngon này sẽ giúp bạn làm phong phú thêm những món đồ uống thơm ngon.

5 lợi ích sức khỏe của Hồng trà

Giới thiệu

“Trà khởi đầu là một dược liệu, sau biến thành một thức uống.”

Đó là câu mở đầu cho tác phẩm nổi tiếng “Trà Thư” của nhà nghiên cứu Kakuzo Okakura. Chỉ một câu khẳng định đó thôi, cũng đủ nói lên những tác dụng tuyệt vời mà hồng trà mang lại. Tại các nước như Nhật Bản, Việt Nam, Trung Quốc và sau này là các quốc gia phương Tây đều coi trà, đặc biệt là hồng trà như một vị thuốc quý. Nhưng ngay cả cơm, khi ăn nhiều cũng có hại. Hồng trà có cả mặt tốt và xấu khi sử dụng. Sau đây là 5 lợi ích sức khỏe của hồng trà

5 lợi ích sức khỏe của Hồng trà

 

Hồng trà hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Ngoài nước Anh, chúng ta có thể thấy Trung Hoa- quê hương của trà cũng là nước uống rất nhiều trà đen (hồng trà) hoặc Phổ Nhĩ (một loại trà đen đặc biệt). Điều đặc biệt, người Hoa uống trà đen như người Việt uống trà xanh, uống suông, không sữa hoặc đường.

Polysaccharide là một loại carbohydrate có nhiều trong chất bột có tác dụng làm chậm quá trình hấp thụ đường của cơ thể, đặc biệt là glucose.

Hồng trà có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch

Các hợp chất chống ôxy hóa flavonoid trong hồng trà có tác dụng giảm cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt, ngăn ngừa hình thành máu động, hạn chế các bệnh tim mạch như máu nhiễm nhớ, nhồi máu cơ tim.

Hồng trà giúp chống ung thư

Đặc biệt, chất EGCG trong hồng trà được cho là có công dụng hỗ trợ phòng ngữa ung thư. Ngoài trà đen, EGCG còn có rất nhiều trong trà xanh và trà Ô long. Những nước uống trà nhiều như Nhật Bản, Anh Quốc đều cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ung thư ở mức rất thấp.

Hồng trà chống sâu răng

Florua trong hồng trà có tác dụng chống sâu răng và làm chắc men răng. Tannin trong trà cũng là chất kháng khuẩn cực mạnh. Nó có rất nhiều trong các nước súc miệng, không chỉ diệt khuẩn mà còn làm thơm miệng. Đó là lý do chúng ta thường xuyên uống trà sau bữa ăn.

Làm đẹp với hồng trà

Hồng trà rất được giới nữ ưa chuộng ngoài việc tiêu mỡ giảm béo, trà cũng cung cấp rất nhiều vitamin giúp chống lão hóa. Một điều nữa, bạn còn có thể làm suôn mềm, mượt và đen tóc với trà đen. Các chất tannin, axit trong trà thích ứng với tóc làm tóc chắc khỏe hơn và đẹp hơn.