Điều làm cho hồng trà (trà rooibos) trở nên đặc biệt là nó không chứa caffeine như trà xanh hoặc trà đen. Điều này làm cho trà rooibos trở thành một sự thay thế tuyệt vời cho trà đen hoặc trà xanh. Vì nếu bạn tiêu thụ quá nhiều caffeine sẽ có nguy cơ làm tim đập nhanh, khó ngủ và đau đầu.
Mặt khác, hồng trà có hàm lượng tannin thấp, rất tốt vì tannin là cản trở sự hấp thụ sắt trong cơ thể. Nó không chứa axit oxalic như trà đen hoặc trà xanh, một chất gây nguy cơ sỏi thận.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Uống hồng trà có lợi cho tim mạch. Hồng trà có tác động tích cực đến huyết áp vì nó chứa enzyme chuyển hóa angiotensin (ACE). Enzyme này làm tăng huyết áp bằng cách làm cho các mạch máu co lại. Hồng trà cũng có thể hỗ trợ giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt.
Giảm nguy cơ ung thư
Hồng trà có hàm lượng cao chất chống ôxy hóa là aspalathin, luteolin và quercetin. Những chất chống ôxy hóa này có thể giúp chống lại các gốc tự do phá hủy các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể. Chúng đã được chứng minh là có thể tiêu diệt các tế bào ung thư và ngăn chặn sự phát triển của các khối u.
Giúp giảm cân
Hồng trà có hàm lượng calo thấp nên nó là một lựa chọn tuyệt vời để giúp bạn giảm cân. Nghiên cứu cho thấy rằng aspalathin, một chất chống ôxy hóa tích cực trong hồng trà, hỗ trợ làm giảm các hormone gây căng thẳng, kích thích tích trữ chất béo và cảm giác đói, do đó ngăn ngừa béo phì.
Giữ cho tóc chắc khỏe
Bạn có thể thoa chiết xuất hồng trà lên tóc vì nó có thể làm tăng đáng kể sự phát triển của tóc. Chiết xuất trà cũng có thể được sử dụng trên da do đặc tính chống viêm, kháng khuẩn và làm dịu da.
Thúc đẩy sức khỏe của xương
Các nghiên cứu cho thấy hồng trà có nhiều loại polyphenol đã được chứng minh là cải thiện hoạt động của nguyên bào xương (tế bào phát triển vách xương).
Sự hiện diện bổ sung của flavonoid orientin và luteolin trong hồng trà đã được chứng minh là làm tăng hoạt động của ty thể và sự phát triển của xương.
Không có tác dụng phụ nghiêm trọng khi uống hồng trà. Tuy nhiên, nếu bạn bị bệnh gan, thận, hoặc đang điều trị bằng hóa chất thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống.
Hồng trà xuất hiện nhiều trong các công thức đồ uống rất được ưa chuộng mà hầu như ít ai cũng để ý đến. Hãy cùng nhau tìm hiểu hồng trà là gì? Công dụng của hồng trà đối với sức khỏe nhé!
Hồng trà là gì? Nguồn gốc của hồng trà
Hồng trà là gì?
Hồng trà, đơn thuần chỉ là cách gọi của người Trung Quốc, vì màu sắc của trà có màu hồng ngọc hoặc nâu đỏ sau khi hãm và pha trà.
Ngoài ra, hồng trà cũng được gọi là trà đen (black tea) xuất phát từ tên gọi của người phương Tây khi dựa vào màu sắc của lá trà sau khi được sấy khô.
Hồng trà được sản xuất từ quá trình lên men toàn phần, oxy hóa 100% lá và búp non của cây chè xanh, có vị thơm nhẹ, ít chát và hầu như phù hợp với khẩu vị đa số của người Việt.
Nguồn gốc hồng trà
Hồng trà có nguồn gốc từ Đài Loan, Trung Quốc, xuất hiện vào năm 1980 và đã trở thành một trong những loại trà quan trọng lúc bấy giờ.
Trong một số công thức đồ uống hiện nay, hồng trà cũng thường xuyên xuất hiện rất nhiều, như trà sữa, sữa lắc (milkshaker), các món đồ uống đá xay (ice blend) và kể cả tráng miệng tại một số nhà hàng Âu.
Sáu công dụng của hồng trà và lưu ý sử dụng
Hồng trà không chỉ là loại thức uống thơm ngon mà còn có công dụng tốt cho sức khỏe, như:
Có lợi cho tiêu hóa, gây cảm giác thèm ăn.
Tăng cường hệ miễn dịch nhờ chất tannin có trong hồng trà.
Ngăn ngừa bệnh ung thư và bệnh tim mạch do lượng chất Flavonoid (tác dụng kháng axit, tiêu diệt các gốc tự do) có nhiều trong hồng trà.
Kích thích đại não, tăng sự tập trung/ trí nhớ, tạo sự hưng phấn và chống lại buồn ngủ do hàm lượng caffeine cao.
Ức chế, tiêu viêm và tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh do hợp chất tổng hợp polyphenol có trong hồng trà.
Ngăn ngừa bệnh loãng xương ở nữ giới, giúp xương chắc khỏe.
Làm chậm quá trình lão hóa, đẹp da do hồng trà có chứa nhiều chất chống oxy hóa.
Tiêu lượng mỡ thừa giúp giảm cân nhờ trong lá chè có chất axit.
Trà là loại thức uống được mọi người tiêu thụ nhiều nhất sau nước. Ngoài những lợi ích như giảm nguy cơ tim mạch, ngăn ngừa tụ máu… thì nó còn có tác dụng rất tốt trong việc giảm cân, giảm mỡ bụng.
Trà là loại thức uống được mọi người tiêu thụ nhiều nhất sau nước. Ngoài những lợi ích như giảm nguy cơ tim mạch, ngăn ngừa tụ máu… thì nó còn có tác dụng rất tốt trong việc giảm cân, giảm mỡ bụng. Vậy uống trà gì đểgiảm mỡ bụng?Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!!!
Muốn bụng phẳng eo thon, uống trà gì để giảm mỡ bụng hiệu quả???
Trà gừng
Gừng thường được sử dụng như một loại gia vị hoặc hỗ trợ dược liệu tốt. Đây cũng là một trong những loại trà giảm cân an toàn từ thiên nhiên tốt nhất. Gừng có chứa một hợp chất hoạt tính sinh học, chống viêm, chống oxy hóa, chống buồn nôn, nhạy cảm glucose, và hạ huyết áp. Cách chuẩn bị trà gừng giảm cân: Đun sôi lượng nước vừa phải. Thêm một muỗng cà phê gừng nghiền vào nước. Để nó sôi trong 5 phút. Bạn có thể thêm mật ong và chanh để tăng hương vị nếu thích nhé.Bạn có thể uống trà gừng với bữa sáng hoặc giữa các bữa ăn. Không uống quá 3 ly trà gừng mỗi ngày.
Trà đen
Trà đen chứa nhiều chất dinh dưỡng khác với trà xanh. Nó giàu chất chống oxy hóa là flavonoid, hay còn gọi là polyphenol, có liên quan rất nhiều đến việc giảm cân. Hơn nữa, các polyphenol trong trà đen giúp tăng sự trao đổi chất, giảm lượng đường trong máu. Trong thực tế, uống ít nhất 3 tách trà mỗi ngày có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại II đến 42%.
Trà xanh
Trà xanh được công nhận là trà giảm cân an toàn nhất. Nó chứa một lượng lớn catechin, đặc biệt là epigallocatechin gallate (EGCG), và caffeine (ít hơn cà phê) giúp giảm cân nhanh chóng. EGCG chống oxy hóa, giúp loại bỏ các gốc oxy có hại, do đó làm giảm viêm và béo phì do viêm. Bạn cũng sẽ giảm hẳn nguy cơ mắc bệnh béo phì và tiểu đường giảm cân khi thường xuyên uống trà xanh.Cách uống trà xanh giảm mỡ bụng, giảm cân an toàn: Đun nóng một chút nước. Pha nước nóng vừa đun vào ấm trà, nên nhớ lượng vừa phải nhé. Để trong khoảng 3-4 phút.
Bạn có thể uống trà xanh với bữa sáng hoặc giữa các bữa ăn. Cố gắng không uống trà xanh trước khi ngủ và không uống nhiều hơn 5 tách trà xanh mỗi ngày
Trà hoa cúc
Trà hoa cúc có đặc tính chống viêm, chống trầm cảm, giúp ngủ ngon và chống lo âu. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng sự có mặt của các hợp chất phenolic, như quercetin, luteolin, apigenin, patuletin và glucosides trong trà hoa cúc chịu trách nhiệm cho các đặc tính chống béo phì. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy trà hoa cúc có thể làm giảm lượng đường trong máuNhớ uống trà hoa cúc trước khi đi ngủ giúp bạn thư giãn tốt hơn. Hoặc bạn có thể pha trà hoa cúc giảm cân nhạt hơn vào các ngày trong tuần. Không nên uống quá hai ly trà hoa cúc mỗi ngày đâu nhé!
Trà bạc hà
Trà bạc hà thu được từ lá bạc hà. Nó có tác dụng làm dịu mát ngay lập tức. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, bạc hà chứa các hợp chất dễ bay hơi như menthol, menthone, hesperidin, luteolin và eriocitrin. Chúng có tác dụng nâng cao tâm trạng, chống viêm, chống vi khuẩn, cải thiện tiêu hóa và chống oxy hóa. Đó là lí do mà trà bạc hà rất tốt khi bạn cần một loại trà giảm cân an toàn, không gây tác dụng phụ nào nhé.Uống trà bạc hà giữa các bữa ăn, 2 giờ trước khi ngủ hoặc với bữa ăn sáng của bạn. Không nên uống quá hai đến ba tách trà bạc hà mỗi ngày.
Một số nghiên cứu cho thấy các loại trà thảo mộc như: trà xanh, trà bạc hà, có thể giúp giảm cân. Dưới đây là cách giảm cân bất ngờ với 10 loại trà thảo mộc và những lợi ích mà chúng mang lại.
Giảm cân bất ngờ với 10 loại trà thảo mộc
1. Trà xanh: Chứa các hợp chất giúp giảm cân
Trà xanh giúp giảm cân nhờ chứa nhiều epigallocatechin gallate (EGCG), một hợp chất có liên quan đến các lợi ích sức khỏe. Theo một phân tích tổng hợp năm 2009 của 11 nghiên cứu trên Tạp chí Quốc tế về Béo phì, trà xanh có hàm lượng caffeine thấp tự nhiên, nhưng sự kết hợp của caffeine và EGCG có thể có “tác động tích cực nhỏ” khi giảm hoặc duy trì cân nặng. Ngoài ra, với nồng độ caffeine thấp hơn so với trà đen, bạn có thể thưởng thức trà xanh bất cứ lúc nào trong ngày mà không ảnh hưởng đến giấc ngủ về đêm.
2. Trà trắng: Tăng cường trao đổi chất
Trong nghiên cứu năm 2009 về các tế bào mỡ được nuôi trong phòng thí nghiệm trên tạp chí Nutrition & Metabolism, chiết xuất trà trắng giúp phân hủy chất béo và ức chế sự hình thành của các tế bào mỡ mới. Các nhà nghiên cứu cho biết chính hàm lượng EGCG cao của trà trắng đã gây ra sự phân hủy này trong các tế bào mỡ được nuôi trong phòng thí nghiệm, đồng thời thúc đẩy sự trao đổi chất.
3. Trà Yerba mate: Giảm lượng đường trong máu
Được làm từ lá và cành của cây yerba mate, loại trà truyền thống của Nam Mỹ có chứa các hóa chất kích thích như caffeine, theophylline và theobromine. Trong một nghiên cứu kéo dài 12 tuần trên tạp chí Y học bổ sung và thay thế BMC vào năm 2015, yerba mate đã giúp những người béo phì giảm trung bình 1,5 pound và giảm 2% mỡ bụng.
4. Trà ô long: Chuyển hóa chất béo
Theo một nghiên cứu năm 2009 trên Tạp chí Y học Tích hợp Trung Quốc, trà ô long có thể giúp tăng cường khả năng chuyển hóa chất béo của cơ thể. Khi những người béo phì và thừa cân tiêu thụ trà ô long trong 6 tuần, khoảng ⅔ trong số họ đã giảm được hơn 2,2 pound và 12% mỡ bụng.
5. Trà đen: Thúc đẩy vi khuẩn tốt
Trà đen không chỉ giúp giảm cân mà còn có thể chống lại bệnh tiểu đường loại 2. Một nghiên cứu trên động vật năm 2017 được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Châu Âu cho thấy trà đen đã thúc đẩy phát triển các vi khuẩn tốt trong cơ thể và giúp giảm cân. Nghiên cứu mới chỉ là sơ bộ và chưa được tiến hành trên người, nhưng trà đen có chứa các hợp chất thực vật được gọi là polyphenol — cụ thể là theaflavins và thearubigins — giúp ngăn chặn chất béo.
6. Trà bạc hà: Mùi hương kiềm chế cơn đói
Nghiên cứu năm 2008 trên tạp chí Appetite cho thấy khi những người tham gia hít mùi hương bạc hà tươi mát 2 giờ/ lần trong 5 ngày, họ sẽ ăn ít calo và đường hơn. Có vẻ như mùi hương mạnh mẽ và thơm mát này đã hạn chế cảm giác thèm ăn. Đặc biệt, trà bạc hà là một thức uống giải khát không chứa calo.
7. Trà matcha: EGCG thúc đẩy trao đổi chất
Được làm từ lá trà xanh nghiền thành bột, vì vậy, khi thưởng thức matcha, bạn sẽ tiêu thụ toàn bộ lá trà và nhận được liều lượng EGCG lớn hơn. Nghiên cứu từ Đại học Colorado tại Colorado Springs đã so sánh trà xanh và trà matcha và phát hiện ra rằng uống matcha cung cấp gấp 137 lần lượng EGCG hỗ trợ quá trình trao đổi chất so với trà xanh truyền thống.
8. Trà gừng: Giảm cảm giác đói và tăng cảm giác no
Vào năm 2017, Biên niên sử của Học viện Khoa học New York, đã công bố kết quả của 60 nghiên cứu, được thực hiện trên nuôi cấy tế bào, động vật thí nghiệm và con người, kết luận rằng gừng và các thành phần chính của nó có tác dụng chống béo phì, tiểu đường loại 2, bệnh tim mạch và các rối loạn liên quan.
9. Trà thì là: Giúp thon gọn trong khi ngủ
Trà thì là làm tăng mức độ melatonin trong cơ thể, một loại hormone giúp bạn chìm vào giấc ngủ dễ dàng, được chứng minh là giúp tăng cân và giảm nguy cơ mắc bệnh tim ở những người khỏe mạnh.
10. Trà hoa cúc: Xua tan lo lắng
Uống trà hoa cúc la mã có thể giúp não và cơ thể thư giãn, ngủ ngon giấc. Đặc biệt, loại thảo dược này không chứa caffeine và có các chất đặc biệt từ flavonoid gọi là apigenin giúp làm dịu hoạt động của hệ thần kinh, giúp bạn chìm vào giấc ngủ mà không cần lo lắng, một nghiên cứu năm 2016 trên tạp chí Phytomedicine cho biết. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng việc sử dụng trà hoa cúc trong thời gian dài sẽ làm giảm các triệu chứng từ trung bình đến nặng của rối loạn lo âu tổng quát.
Mỗi loại đều có những đặc tính kỳ diệu, riêng biệt, từ việc làm giảm kích thích tố gây đói đến tăng lượng calo đốt cháy của bạn. Vậy 5 loại trà giúp bạn giảm cân tốt là những loại nào cùng tìm hiểu dưới đây nhá!!!
5 loại trà giúp bạn giảm cân tốt
1. Trà xanh
Trước khi tập luyện đổ mồ hôi, hãy tăng cường những lợi ích tiêu mỡ của việc tập thể dục bằng cách nhấm nháp một tách trà xanh. Trong một nghiên cứu kéo dài 12 tuần gần đây, những người tham gia kết hợp thói quen uống 4-5 tách trà xanh mỗi ngày với một buổi tập luyện đổ mồ hôi kéo dài 25 phút đã giảm trung bình hơn 1 kg so với những người không uống trà.
Các hợp chất trong trà xanh được gọi là catechin, chất làm phẳng bụng, làm nổ các mô mỡ bằng cách kích hoạt giải phóng chất béo từ các tế bào mỡ (đặc biệt là ở bụng), và sau đó tăng tốc độ hoạt động của gan để biến chất béo đó thành năng lượng.
2. Trà Ô long
Ô long, tên tiếng Trung là “rồng đen”, là một loại trà hoa nhẹ, giống như trà xanh, cũng chứa catechin, giúp thúc đẩy giảm cân bằng cách thúc đẩy khả năng chuyển hóa lipid (chất béo) của cơ thể.
Một nghiên cứu trên Tạp chí Y học Tích hợp Trung Quốc cho thấy những người tham gia thường xuyên nhâm nhi trà Ô long giảm được 3 kg trong khoảng thời gian 6 tuần.
3. Trà chanh
Cho dù súp mặn hay bia là nguyên nhân khiến bạn phình bụng, trà chanh có thể giúp chống đầy hơi nhờ hàm lượng D-limonene trong nó. Hợp chất chống ô xy hóa, được tìm thấy trong dầu vỏ cam quýt, đã được sử dụng để lợi tiểu từ thời cổ đại. Nhưng cho đến gần đây, không có phát hiện khoa học nào chứng minh cho các tuyên bố trên
Một nghiên cứu trên động vật được công bố trên Tạp chí Dược học châu Âu đã xác nhận D-Limonene có tác dụng điều trị chứng rối loạn chuyển hóa ở chuột mắc chứng béo phì do chế độ ăn giàu chất béo gây ra, theo Eat This, Not That!
4. Trà trắng
Trà trắng được làm khô tự nhiên, thường xuyên dưới ánh sáng mặt trời, khiến nó trở thành nguồn chất chống ô xy hóa ít được chế biến nhất và giàu chất chống ô xy hóa nhất trong số các loại trà (nhiều polyphenol gấp 3 lần trà xanh).
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nutrition and Metabolism cho thấy trà trắng có thể đồng thời thúc đẩy quá trình phân giải lipid (sự phân hủy chất béo) và ngăn chặn sự hình thành mỡ (sự hình thành các tế bào mỡ) do hàm lượng cao các thành phần được cho là hoạt động trên tế bào mỡ của con người.
5. Trà Rooibos
Trà Rooibos được làm từ lá của cây “bụi đỏ”, được trồng độc quyền ở vùng Cederberg nhỏ bé của Nam Phi, gần Cape Town. Điều làm cho trà Rooibos đặc biệt tốt cho bụng của bạn là một loại flavonoid độc đáo và mạnh mẽ được gọi là Aspalathin.
Những người mắc bệnh tiểu đường thường phải kiêng rất nhiều thứ trong quá trình ăn uống. Tuy nhiên, có những loại trà dành cho người bị bệnh tiểu đườngsẽ làm giảm lượng đường trong máu, ngừa biến chứng của bệnh hiệu quả.
Những loại trà dành cho người bị bệnh tiểu đường
1. Trà tim sen
Trong trà tim sen chứa hợp chất polysaccharide, có khả năng kiểm soát sự hấp thụ glucose. Bên cạnh đó, tim sen có tái tạo hormone insulin, làm hạn chế sự rối loạn chuyển hóa cacbohydrat đồng thời điều hòa lượng lipid trong máu ở mức thích hợp nhất. Do đó, trà tim sen được đánh giá là một trong những loại trà tốt cho người tiểu đường. Bạn có thể uống trà tim sen vào các buổi sáng, trưa tối, mỗi lần pha khoảng 12g.
2. Trà hoa cúc
Trong trà hoa cúc chứa chất chống viêm và oxy hóa cao, nó còn chứa chất kích hoạt phản ứng của enzyme, nhằm chống lại sự suy giảm các chức năng của cơ thể do tiểu đường. Bên cạnh đó, kiểm soát được lượng đường trong máu. Mỗi ngày bạn nên uống khoảng 3g trà hoa cúc pha với nước ấm, uống 3 lần/ngày để ngừa các biến chứng do tiểu đường gây ra. Hơn thế nữa, uống trà hoa cúc thường xuyên còn ngừa giảm thị lực, vấn đề về thận…
3. Trà xanh
Đây cũng là loại trà tốt cho người tiểu đường vì nó chứa chất chống oxy hóa là polyphenol. Loại chất này có khả năng giảm stress, giãn mạch, hạ huyết áp, ngừa đông máu và giảm lượng cholesterol có trong cơ thể. Những người uống từ 6 ly trà xanh mỗi tuần sẽ giảm nguy cơ mắc tiểu đường type 2 khoảng 33% so với những người còn lại. Bên cạnh đó, uống trà xanh thường xuyên sẽ giúp vòng eo của bạn nhỏ hơn, lượng mỡ thấp hơn.
4. Trà dây thìa canh
Trong loại trà này chứa nhiều gymnemic axit. Đây là hoạt chất có khả năng làm tăng tiết insulin của tuyến tụy, đồng thời giảm sự hấp thu của đường glucose, từ đó sẽ giúp chỉ số đường huyết luôn ở mức ổn định, an toàn. Bạn có thể dùng từ 40 – 50 lá dây thìa canh nấu với 1 lít nước rồi uống trong ngày.
5. Trà bồ công anh
Bồ công anh có vị đắng ngọt, tính lành, có khả năng giải độc, giải nhiệt hiệu quả. Một lợi ích to lớn của loại trà này đó chính là chúng có khả năng kích thích tuyến tụy sản xuất insulin. Không chỉ vậy, lá và rễ của loại cây này có loại bỏ lượng đường dư thừa ra khỏi cơ thể. Do đó, với những người mắc bệnh tiểu đường, uống loại trà này sẽ kiểm soát được bệnh tốt hơn.
Trên đây là những loại trà tốt cho những người đang mắc bệnh tiểu đường. Còn nếu bạn không mắc bệnh uống cũng không sao, bạn có thể uống hàng ngày để ngừa bệnh tiểu đường và các loại bệnh nguy hiểm khác.
Trên thị trường hiện nay có 7 loại trà dành cho người tiểu đường, giúp ổn định đường huyết và tăng cường sức khỏe đồng thời cũng là một cách giảm đường huyết sau ăn. Nếu đang băn khoăn chưa biết nên lựa chọn loại thức uống nào thì các bạn có thể tham khảo một số loại trà thảo dược dành cho người tiểu đường sau đây.
7 loại trà dành cho người tiểu đường
1. Trà xanh – Trà dành cho người tiểu đường
Trà xanh từ lâu đã trở thành một nét văn hóa truyền thống của người Việt, đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đặc biệt với người đang sống chung với căn bệnh tiểu đường thì trà xanh chính là thức uống được các chuyên gia khuyên dùng.
Sở dĩ trà xanh còn được biết đến với tên gọi “trà dành cho người tiểu đường” là bởi trong thành phần của nó chứa khá nhiều chất chống oxy hóa polyphenol. Đây là hoạt chất có tác dụng mở rộng động mạch, hạ huyết áp, giảm stress, giảm cholesterol xáu trong máu và ngăn ngừa đông máu,… Từ đó có thể giúp ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của tiểu đường, nhất là các biến chứng tim mạch.
Đó đũng chính là lời giải đáp cho những ai còn đang băn khoăn bị tiểu đường uống trà xanh được không. Trà xanh là một thức uống vừa thơm ngon lại rất thanh mát và có thể giúp bạn duy trì tốt chỉ số đường huyết thì thật đáng để sử dụng. Mỗi ngày bạn có thể uống tầm 4 – 6 tách trà nếu pha loãng, còn 2 – 3 tách trà nếu bạn pha đậm đặc hơn. Lưu ý là đừng nên uống vào buổi tối trước khi đi ngủ nhé.
2. Trà đen – giúp giảm đường huyết
Tác dụng giảm đường huyết của trà đen ở bệnh nhân tiểu đường đã được chứng minh bởi các nhà khoa học Ấn Độ. Các nhà khoa học đã sử dụng chiết xuất trà đen cho những con chuột đực được gây bệnh tiểu đường với liều 100 mg/kg thể trọng trong 30 ngày. Kết quả đã phát hiện chiết xuất trà đen làm giảm đáng kể đường huyết và những chỉ số kiểm soát theo dõi đường huyết, đồng thời tăng sản xuất insulin.
Ngoài ra, chiết xuất trà đen còn giúp khôi phục các enzyme chuyển hóa carbohydrate đến mức gần như bình thường.
Các nhà khoa học cho rằng, uống 2 – 3 cốc trà đen/ngày (không thêm đường hoặc sữa) có thể giúp người tiểu đường chống viêm, giảm nồng độ cholesterol “xấu” LDL trong cơ thể, từ đó phòng ngừa các biến chứng đái tháo đường hiệu quả hơn.
3. Trà quế – ổn định đường huyết
Từ lâu, quế đã được biết đến với nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là khả năng tác động mạnh mẽ tới lượng đường trong máu. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, các hoạt chất trong trà quế có tác dụng giống như insulin – một hormone trong cơ thể chịu trách nhiệm đưa máu tới các tế bào để tạo ra năng lượng.
Các chuyên gia cho rằng, uống 6 gram bổ sung quế mỗi ngày giúp tăng cường hiệu quả của insulin, giảm kháng insulin, từ đó giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ Đại học Thames Valley (Anh): “bổ sung quế trong chế độ ăn hàng ngày giúp giảm chỉ số đường huyết lúc đói lên đến 29% cho người tiểu đường type 2”.
4. Trà hoa cúc – hỗ trợ tăng tiết insulin
Các nhà khoa học đã làm thí nghiệm để phân tích ảnh hưởng của trà hoa cúc với những con chuột mắc bệnh tiểu đường type 2. Những con chuột này không đủ hormon insulin vì thế lượng đường trong máu của chúng không thể điều hoà được. Sau đó, những con chuột này được uống trà hoa cúc với một lượng vừa phải trong 3 tuần, mức đường huyết giảm tới 1/4 lần so với trước khi chưa uống trà.
Nghiên cứu gần đây cũng chứng minh, khi uống trà hoa cúc thường xuyên, người tiểu đường có thể kiểm soát rất tốt lượng đường trong máu. Đồng thời ngăn ngừa tối đa được biến chứng trên các cơ quan như: mắt, thận,…
Để giúp kiểm soát và phòng ngừa biến chứng, các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân tiểu đường nên uống khoảng 3 gram trà hoa cúc pha với nước ấm, uống 3 lần/ngày.
5. Trà tâm sen – giúp tăng cường sức khỏe tim mạch
Trong tâm sen chứa các thành phần như: liensinine, isoliensinine, lotusine, neferine, motylcon, nuciferin, bisclaurin (alcaloid), paline,… Đây đều là dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, hỗ trợ phục hồi chức năng và mang đến sức khỏe tốt cho người dùng.
Các nghiên cứu y học hiện đại chỉ ra rằng, tâm sen có tác dụng trấn an tinh thần, tạo giấc ngủ thư thái cho người dùng nhờ tác dụng của các hoạt chất như asparagine và các alkaloid. Bên cạnh đó, thành phần asparagine còn có tác dụng ổn định huyết áp, ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch như: rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim,…
Nhờ những tác dụng trên mà trà tâm sen được liệt vào danh sách các loại trà dành cho người tiểu đường, giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, cải thiện giấc ngủ cho người dùng. Bạn có thể dùng khoảng 1 – 3 gam để pha trà và uống mỗi ngày.
6. Trà nghệ – tăng hấp thu glucose
Nghệ là gia vị vô cùng quen thuộc trong căn bếp của các gia đình Việt. Củ nghệ vốn đã rất nổi tiếng với đặc tính chống oxy hóa và chống viêm vô cùng mạnh mẽ. Đặc biệt, hoạt chất curcumin – thành phần chính trong củ nghệ đã được nhiều nghiên cứu chứng minh về tác dụng giảm lượng đường (glucose) trong máu.
Các nghiên cứu khoa học đều cho thấy, curcumin trong nghệ có thể thúc đẩy lượng đường trong máu mạnh mẽ bằng cách tăng cường cải thiện độ nhạy insulin và tăng sự hấp thu glucose. Thêm vào đó, curcumin còn giúp giảm tổn thương tế bào, giảm mức độ của các hợp chất gây viêm và cải thiện chức năng của thận. Từ đó, giúp ngăn ngừa biến chứng tiểu đường trên thận.
Trà nghệ – trà dành cho người tiểu đường
Bạn có thể pha trà nghệ tại nhà bằng cách sử dụng bột nghệ hoặc mua từ các cửa hàng. Cần lưu ý rằng hợp chất piperine, một thành phần chính của hạt tiêu đen làm tăng đáng kể tính chất sinh học của curcumin, vì vậy đừng quên thêm một hạt tiêu đen vào trà nghệ của bạn để nó đạt được lợi ích tối đa. Người tiểu đường nên uống mỗi ngày uống từ 2-3 ly trà nghệ để giúp tăng cường sức khỏe.
7. Trà dây thìa canh – kiểm soát đường huyết
Hoạt chất trong Acid gymnemic trong dây thìa canh có tác dụng tăng tiết insulin, tăng hoạt lực insulin, ức chế hấp thu đường ở ruột sau ăn, tăng men sử dụng đường ở mô, cơ, giảm cholesterol xấu giúp hạ, ổn định đường huyết và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.
Trong dân gian thường hãm nước uống từ dây thìa canh bằng cách: lấy 50g Dây thìa canh khô rửa sạch cho vào bình hãm với 800ml nước sôi khoảng 30 – 40 phút. Dùng sau ăn khoảng 30 phút.
Trà thảo mộc được xem là phương thuốc chữa bách bệnh của ông bà ta từ ngày xa xưa. Chiết xuất hoàn toàn tự nhiên lại mang nhiều thành phần có lợi chính vì thế mà hiện nay trà thảo mộc càng được con người sử dụng nhiều hơn. Trà thảo dược cung cấp rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ thành phần các chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa, các hợp chất có lợi khác, bạn nên uống thường xuyên để cải thiện sức khỏe.Hãy tham khảo10loại trà thảo mộc tốt cho sức khỏe bạn nên thử dưới đây và công dụng của từng loại trà nhé!!!
10 loại trà thảo mộc tốt cho sức khỏe bạn nên thử
Trà hoa cúc
Trà hoa cúc được biết đến nhiều nhất với tác dụng an thần và thường được sử dụng cho một giấc ngủ ngon. Hai nghiên cứu đã xem xét tác dụng của trà hoa cúc hoặc chiết xuất trà hoa cúc đối với các vấn đề về giấc ngủ ở người. Trong một nghiên cứu trên 80 phụ nữ sau sinh gặp vấn đề về giấc ngủ, uống trà hoa cúc trong hai tuần đã giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và giảm các triệu chứng trầm cảm. Một nghiên cứu khác ở 34 bệnh nhân mắc chứng mất ngủ cho thấy sự cải thiện trong việc thức dậy vào ban đêm, thời gian ngủ và hoạt động ban ngày sau khi uống chiết xuất hoa cúc hai lần một ngày.
Trà bạc hà
Trà bạc hà là một trong những loại trà thảo mộc được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Dù nó được sử dụng phổ biến nhất để hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa nhưng nó cũng có đặc tính chống oxy hóa, chống ung thư, kháng khuẩn và kháng vi-rút. Hầu hết các tác dụng này chưa được nghiên cứu cụ thể ở người, vì vậy chưa thể xác minh một cách chính xác những công dụng này của trà bạc hà. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã xác nhận tác dụng có lợi của bạc hà đối với hệ tiêu hóa.
Trà gừng
Trà gừng là một thức uống cay và có hương vị, nó có chứa các chất chống oxy hóa lành mạnh, có khả năng chống lại bệnh tật. Nó cũng giúp chống viêm và kích thích hệ thống miễn dịch, nhưng nó được biết đến nhiều nhất là một phương thuốc hiệu quả cho chứng buồn nôn.
Gừng cũng có thể giúp giảm đau bụng kinh, hoặc đau kinh nguyệt. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng viên nang gừng làm giảm đau liên quan đến kinh nguyệt.
Trà Hibiscus (Atiso đỏ)
Trà Hibiscus được làm từ những bông hoa đầy màu sắc của cây Roselle. Nó có một màu đỏ hồng và hương vị hoa quả tươi mát. Bạn có thể thưởng thức nóng hoặc đá. Ngoài màu sắc đậm và hương vị độc đáo, trà Atiso đỏ mang đến những lợi ích cho sức khỏe
Trà hoa cúc Chamomile – Cúc La Mã
Trà hoa cúc Chamomile hay còn gọi là cúc La Mã là một phương thuốc cực kỳ phổ biến, được cho là để ngăn ngừa và rút ngắn cảm lạnh thông thường
Bằng chứng đã chỉ ra rằng cúc La Mã có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, có thể giúp cơ thể chống lại virus hoặc nhiễm trùng. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng cúc La Mã có thể rút ngắn thời gian bị cảm lạnh thông thường, làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng hoặc thậm chí ngăn ngừa cảm lạnh.
Trà hoa cúc Chamomile còn có tác dụng an thần, giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn, cải thiện các vấn đề về tiêu hóa, kiểm soát lượng đường trong máu. Trà hoa cúc ngon hơn khi uống kết hợp với táo đỏ và kỷ tử, hoặc mật ong.
Rooibos Tea (Hồng trà Nam Phi)
Trà Rooibos là một loại trà thảo mộc có nguồn gốc từ Nam Phi. Nó được làm từ lá của cây rooibos hoặc cây bụi đỏ. Người Nam Phi trong lịch sử đã sử dụng nó cho mục đích y học, nhưng có rất ít nghiên cứu khoa học về chủ đề này. Tuy nhiên, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng trà rooibos có thể có lợi cho sức khỏe của xương . Một nghiên cứu về ống nghiệm cho thấy trà rooibos, cùng với trà xanh và đen, có thể kích thích các tế bào liên quan đến sự phát triển và mật độ xương.
Trà kỷ tử đỏ
Trà kỷ tử được người Trung Quốc mệnh danh là “kim cương đỏ” vì những lợi ích sức khỏe tuyệt vời mà loại quả mọng màu đỏ này đem lại. Ngày nay, trà kỷ tử đã nổi tiếng khắp thế giới là siêu thực phẩm, nhưng với người Á Đông, vốn đã sử dụng kỷ tử đỏ trong y học cổ truyền từ hơn 2000 năm qua. Những lợi ích được quan tâm nhất của kỷ tử bao gồm từ tác dụng chống lão hóa đến điều hòa glucose và tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể
Kỷ tử đỏ giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch khỏe mạnh vì chúng chứa đầy khoáng chất, vitamin và chất chống oxy hóa. Kỷ tử cung cấp một nguồn tự nhiên của canxi và magiê, Vitamin B, chất chống oxy hóa và nhiều hơn thế nữa.
Trà chanh
Trà chanh có hương vị nhẹ, thơm và dường như có đặc tính tăng cường sức khỏe. Trong một nghiên cứu nhỏ ở 28 người uống trà lúa mạch hoặc trà chanh trong sáu tuần, nhóm trà chanh đã cải thiện độ đàn hồi của động mạch. Độ cứng động mạch được coi là yếu tố nguy cơ của bệnh tim, đột quỵ và suy giảm tinh thần. Cuối cùng, một nghiên cứu nhỏ khác cho thấy trà chanh có tác dụng làm giảm tần suất tim đập nhanh và lo lắng.
Trà hoa hồng
Trà hoa hồng cũng có tác dụng trong việc giúp giảm trọng lượng cơ thể Trà hoa hồng chứa nhiều vitamin C và các hợp chất thực vật có lợi. Các hợp chất thực vật này, cùng với một số chất béo nhất định được tìm thấy trong nụ hoa hồng chứa các đặc tính chống viêm. Một số nghiên cứu đã xem xét khả năng của bột hoa hồng trong việc giảm viêm ở những người bị viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp. Nhiều nghiên cứu cho thấy nó có hiệu quả trong việc giảm viêm và các triệu chứng liên quan, bao gồm cả đau.
Trà hoa lạc tiên
Lá, thân và hoa của cây hoa lạc tiên được sử dụng để pha trà hoa lạc tiên. Theo truyền thống, trà hoa lạc tiên được sử dụng để làm giảm lo lắng và cải thiện giấc ngủ, và các nghiên cứu đã bắt đầu hỗ trợ những công dụng này. Ví dụ, một nghiên cứu cho thấy uống trà hoa lạc tiên trong một tuần giúp cải thiện đáng kể điểm chất lượng giấc ngủ.
Tóm lại
Trà thảo mộc có nhiều hương vị thơm ngon và tự nhiên không chứa đường và calo. Nhiều loại trà thảo mộc cũng cung cấp các tác dụng tăng cường sức khỏe và khoa học hiện đại đã bắt đầu xác nhận một số cách sử dụng truyền thống của họ. Cho dù bạn là người yêu trà hay người mới, đừng ngại thử 10 loại trà thảo mộc này.
Trà thảo mộc được xem là phương thuốc chữa bách bệnh của ông bà ta từ ngày xa xưa. Chiết xuất hoàn toàn tự nhiên lại mang nhiều thành phần có lợi chính vì thế mà hiện nay trà thảo mộc càng được con người sử dụng nhiều hơn. Trà thảo dược cung cấp rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ thành phần các chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa, các hợp chất có lợi khác, bạn nên uống thường xuyên để cải thiện sức khỏe. Hãy tham khảo các loại trà thảo mộc tốt cho sức khỏe dưới đây và công dụng của từng loại trà nhé!!!
Các loại trà thảo mộc tốt cho sức khỏe
Trà tâm sen
Trà tâm sen là loại trà thảo mộc đã khá phổ biến để có được giấc ngủ ngon, kích thích hệ tiêu hóa, hạ huyết áp, giảm căng thẳng lo âu và bên cạnh đó còn rất tốt cho bệnh nhân bệnh tiểu đường. Theo nhiều nghiên cứu thì trong tim sen có chứa hợp chất có tác dụng rất tốt trong việc kiểm soát sự hấp thụ của glucozo, hạn chế rối loạn chuyển hóa cacbohydrat.
Theo Đông y, trà tim sen có công dụng dưỡng âm, tính ấm, ích thận. Vì vậy bên cạnh giúp cho bạn có giấc ngủ ngon, tác dụng tốt với bệnh nhân tiểu đường thì trà tim sen còn hỗ trợ hoạt động của thận rất tốt.
Tuy nhiên, trà tim sen chỉ phù hợp với những người bị nhiệt (nóng trong người), còn với những người trường hợp người đang bị hư nhiệt thì không nên sử dụng trà tim sen, để tránh gây mệt mỏi, suy giảm trí nhớ.
Trà hoa cúc
Từ lâu trà hoa cúc đã được xem như một loại thảo dược có nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe. Một tách trà hoa cúc ấm nóng sẽ giúp bạn điều trị cảm cúm, giúp thanh nhiệt, hạ hỏa, mát phổi, thanh lọc gan và an thần. Đặc biệt, trà hoa cúc còn hiệu quả với những triệu chứng khô miệng, khô mắt do thời tiết hanh khô của mùa đông gây ra. Ngoài ra trà hoa cúc còn là bài thuốc ngăn ngừa ung thư cực hiệu quả.
Các nhà nghiên cứu của Mỹ đã phát hiện ra hóa chất apigenin có trong trà hoa cúc có tác dụng ngăn ngừa tế bào ung thư lan rộng và khiến chúng nhạy cảm hơn với thuốc trị ung thư. Trà hoa cúc cũng có tác dụng đặc biệt đối với những người làm việc văn phòng, ngồi máy tính nhiều, ít di chuyển và ăn uống không đủ chất. Trà hoa cúc nên uống vào buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 30 – 45 phút sẽ giúp bạn dễ ngủ và ngủ sâu hơn.
Trà cam thảo
Trà cam thảo là một loại trà thảo mộc có tính mát, hạ hỏa cho cơ thể, hỗ trợ đường tiêu hóa hạn chế loét lở, bồi bổ cơ thể. Hơn hết, trà cam thảo còn khá phù hợp với nhiều người muốn giảm cân bởi nó còn có tác dụng giảm cholesterol và bảo vệ gan. Mỗi ngày uống trà cam thảo giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
Trà cam thảo còn có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các bệnh dị ứng, viêm mũi dị ứng và hen phế quản. Tuy nhiên bạn nên lưu ý, mỗi ngày chỉ nên dùng không quá hai gói trà thanh nhiệt cam thảo dễ dẫn đến các tác dụng phụ khác.
Những người không nên dùng trà cam thảo: Người bị viêm thận, người bị tăng huyết áp, huyết áp không ổn định, bị táo bón lâu ngày, ho nhiều, khó thở.
Trà bồ công anh
Vì có vị dễ uống mà trà bồ công anh được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt họ thích kết hợp trà bồ công anh cùng với mật ong hoặc đường. Từ rất lâu ông bà đã biết lấy bồ công anh làm thuốc, lá hái phơi khô về dùng dần, hoa sấy khô làm trà. Trà bồ công anh có tác dụng thúc đẩy miễn dich, các bệnh về tim, và thường trà bồ công anh được điều chế từ hoa, lá, rễ hoặc có thể là dùng toàn bộ cây Bồ công anh.
Khi được pha trong nước nóng, trà bồ công anh tổng hợp được các lượng chất đáng kể như vitamin A, C, D… và các khoáng chất khác. Và điều đặc biệt nhất, trà bồ công anh có tác dụng loại bỏ đường dư ra khỏi cơ thể, cực kỳ phù hợp với những người bị tiểu đường.
Trà Gừng
Trà gừng vốn là bài thuốc chống cảm cúm phổ biến trong dân gian từ xa xưa. Gừng có tác dụng làm ấm cơ thể ngăn ngừa cảm lạnh. Ngoài ra nhờ hoạt tính kháng khuẩn, gừng còn hạn chế sư lây lan của virus cảm cúm và virus cảm lạnh. Chỉ cần bạn nhâm nhi một ly trà gừng nóng vào mỗi ngày là sẽ giúp phòng tránh các bệnh thường gặp trong mùa đông. Tuy nhiên bạn chỉ nên uống trà gừng vào sáng hoặc chiều vì nếu uống vào buổi tối sẽ dễ gây mất ngủ đấy!
Ngoài ra trà gừng còn có tác dụng tuyệt vời trong việc phòng tránh ung thư, nhất là ung thư buồng trứng. Thật vậy, trong quá trình nghiên cứu cho thấy rằng gừng có khả năng làm biến mất các tế bào ung thư buồng trứng, khiến cho các tế bào này tự tấn công và tiêu diệt lẫn nhau. Gừng còn chứa những chất oxy hóa giúp cho việc tăng cường hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Điều này không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn mà còn giảm lượng mỡ thừa đáng kể bám trên động mạch từ đó làm giảm thiểu nguy cơ đột quỵ.
Trà cỏ ngọt
Nếu bạn để ý trong trà túi lọc atiso thì sẽ thấy thành phần có một ít trà cỏ ngọt, khi trà cỏ ngọt kết hợp cùng với trà atiso giúp hạ nhiệt, lợi tiểu. Trà cỏ ngọt hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp, tăng cường sức đề kháng, bổ khí huyết, thanh nhiệt, giảm độc và mát gan. Bên cạnh đó trà cỏ ngọt còn làm giảm nhu cầu chất đường và chất bột của cơ thể, bởi bản thân nó đã có chất đường ngọt tự nhiên.
Hơn hết với những người muốn giảm cân, giảm béo thì đây chính là loại trà thảo mộc mà bạn cần uống mỗi ngày vì trà cỏ ngọt có tác dụng làm giảm cảm giác thèm ngọt. Lời khuyên không chỉ dành riêng cho người muốn giảm cân mà còn với những người bị bệnh tiểu đường, cao huyết áp, nên bổ sung trà cỏ ngọt vào thực đơn uống mỗi ngày để cảm thấy dễ chịu hơn.
Trà bạc hà
Và trà bạc hà, loại trà thảo mộc quen thuộc hơn hết không chỉ để giải khát mà còn là loại trà giúp phòng ngừa được nhiều bệnh. Vào mùa lạnh, trà bạc hà giúp bạn chống lại các bệnh vặt thông thường như ho khan hay cảm cúm. Một tách trà bạc hà mỗi ngày còn giúp bạn tăng cường hệ tiêu hóa, giảm các cơn co thắt ở đường tiêu hóa. Đặc biệt uống trà bạc hà sau bữa ăn còn giảm đầy hơi và cảm giác bồn nôn.
Trà bạc hà chứa các vitamin B, canxi, kali giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm căng thẳng. bạn có thể thêm chút mật ong hay pha cùng trà mạn đều rất ngon. Lưu ý, trà bạc hà KHÔNG dành cho trẻ con hay bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp.
Trà hoa lài ( hoa nhài)
Trà hoa lài có đặc tính kháng khuẩn và kháng virus hiệu quả giúp ngăn ngừa các bệnh cảm lạnh và cúm. Nhiều người tin rằng, khi súc miệng bằng trà hoa lài có thể ngăn ngừa được bệnh tật và giúp bạn hồi phục nhanh chóng hơn. Ngoài ra, trà hoa lài còn có tác dụng tuyệt vời trong việc an thần, đặc biệt là khi được chiết xuất thành tinh dầu.
Ngày nay, các nghiên cứu khoa học đã khẳng định rằng mùi của hoa lài làm giảm nhịp tim giúp cho người bệnh có thể trở về trạng thái thư thái, thoải mái nhất. Trong cuộc chiến bệnh tiểu đường, trà hoa lài cũng thể hiện mình là một công cụ có giá trị vì có khả năng chuyển hóa glucose – nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này. Khuyến khích nên uống trà hoa lài từ 3 – 4 lần trong một tuần và dùng vào lúc sáng sớm khi đã ăn sáng.
Trà thảo mộc rất tốt cho sức khoẻ là điều không ai có thể phủ nhận, tuy nhiên làm thế nào để dùng trà thảo mộc sao cho hiệu quả, đặc biệt trong việc điều trị bệnh thì đó là điều không phải ai cũng biết và nắm rõ. Do đó bạncần tham khảo ngay những chia sẻ dưới đây để nắm được hướng dẫn uống trà thảo mộc chuẩn, đúng cách và hiệu quả nhất.
Trà thảo mộc là thức uống rất quen thuộc nhưng thành phần của nó không có lá trà mà nguyên liệu chính để làm nên trà thảo mộc đó là các loại lá, các loại hạt, vỏ hoặc là rễ của các cây thảo mộc, có thể dùng dạng tươi hoặc khô dùng pha ngâm hãm với nước nóng.
Vậy làm thế nào để dùng trà thảo mộc sao cho hiệu quả?
Hướng dẫn pha trà thảo mộc đúng cách
Muốn uống trà ngon thì trước tiên phải biết cách pha trà. Nếu pha trà sai cách coi như làm hỏng hết nguyên liệu trà. Trà thảo mộc nếu được pha đúng cách không chỉ có thể giữ nguyên vẹn được hương vị thơm ngon vốn có của nó mà còn giúp giữ trọn được các tinh chất, các thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.
Cụ thể mỗi gói trà thảo mộc thì bạn chỉ nên pha từ 50-100ml nước tùy khẩu vị. Bạn nên dùng nước khoáng đun sôi để pha trà, trước đó nên tráng qua sau đó mới hãm trà tầm 3-5 phút rồi thưởng thức ngay. Không được pha trà với nước nguội hoặc nước lạnh, nước chưa đun sôi…bởi như vậy sẽ không làm thoát ra được hương vị và tinh chất của trà.
Thời điểm uống trà thảo mộc tốt nhất là vào buổi sáng
Sở dĩ buổi sáng sớm được cho là thời điểm vàng để uống trà thảo mộc là do lúc này cơ thể trải qua một đêm dài nghỉ ngơi nên sẽ bị tiêu hao mất một lượng nước đáng kể. Vì vậy việc dùng trà lúc này sẽ giúp bổ sung kịp thời lượng nước cho cơ thể, giúp hạ huyết áp, làm giảm quá trình hấp thụ chất béo, đặc biệt là giúp bài tiết lượng muối dư thừa ra khỏi cơ thể sau các bữa ăn có nhiều dầu mỡ. Vì thế bạn nên uống trà khi thức dậy và trước khi ăn sáng 30 phút. Với người mà bị tụt huyết áp thì nên uống sau khi ăn sáng.
Uống trà thảo mộc ngay khi trà còn ấm nóng
Sau khi hãm trà tầm 3-5 phút là bạn nên thưởng thức ngay, bởi lúc này vị trà sẽ ngon nhất, bạn sẽ cảm nhận rõ được hương vị ngon của trà. Đặc biệt các tinh chất và chất dinh dưỡng có trong trà lúc này là nhiều nhất, khi đi vào dạ dày sẽ thẩm thấu nhanh vào niêm mạc dạ dày và phát huy công dụng. Còn nếu uống khi nguội thì các tinh chất sẽ bị bốc hơi nhiều, còn ít giá trị và vị trà cũng sẽ giảm đi, không còn đậm đà nữa.
Có thể cho thêm một chút đường hoặc mật ong để tăng hương vị
Đây là cách uống được rất đông người áp dụng, bởi nếu uống nhiều một vị trà sẽ dễ khiến bạn chán ngán, khó uống. Vì thế hãy cho thêm một chút mật ong hay ít đường, khuấy đều rồi uống khi còn ấm, như vậy bạn sẽ càng thấy vị trà trở nên đậm đà và hấp dẫn hơn, ngon hơn. Đồng thời còn giúp tăng dinh dưỡng, bồi bổ cơ thể, giúp tăng cường sức đề kháng, chống viêm và diệt khuẩn cực tốt.
VP MIỀN BẮC
Địa chỉ: Số 2, Ngõ 161 Đường Ngọc Hồi, P.Hoàng Liệt, Q.Hoàng Mai, TP.Hà Nội
Điện thoại: (024) 66.568.161 – (024) 62.929.575 – Hotline: 1900.2861
Email: cokhitanminh169@gmail.com
VP MIỀN TRUNG
Địa chỉ: Số 350 Lê Đại Hành, P.Hòa Phát, Q.Cẩm Lệ, Tp.Đà Nẵng
Điện thoại: 1900.2861 – Hotline: 09.67.68.69.11
Email: cokhitanminh169@gmail.com
VP MIỀN NAM
Địa chỉ: Số 29/245 Song Hành, P.Tân Hưng Thuận, Q.12, TP HCM